“Ba, dù thế nào ba vẫn là ba của con. Nhưng đám cưới của ba, con sẽ không đến. Từ lâu con đã biết ba là người thế nào chỉ cần qua cách ăn mặc, giao tiếp. Ba hãy sống theo những gì mình cho là đúng. Con sẽ vẫn ở bên ba.” – Trước ngày cưới, người con gái nhắn tin cho cha mình…
Đám cưới đầu tiên của hai người đồng tính nam ngày 03/01 vừa qua khiến dư luận Trung Quốc xôn xao, có người cảm thông, nhưng cũng không ít người phản đối. Sau lễ cưới, cuộc sống của cặp vợ chồng đồng tính này đứng trước không ít những phiền toái của sóng gió dư luận, báo chí.
“Buồn nôn” khi gần gũi phụ nữ
Đám cưới đầu tiên của hai người đồng tính nam ngày 03/01 vừa qua khiến dư luận Trung Quốc xôn xao, có người cảm thông, nhưng cũng không ít người phản đối. Sau lễ cưới, cuộc sống của cặp vợ chồng đồng tính này đứng trước không ít những phiền toái của sóng gió dư luận, báo chí.
“Buồn nôn” khi gần gũi phụ nữ
Năm 1983 Tăng An Toàn cưới vợ, mặc dù chẳng hứng thú gì với người khác giới, nhưng thời điểm đó cái nhìn của xã hội còn rất khắt khe nên những người như anh không thể bộc lộ thân phận thật của mình. “Kết bạn, xã giao bình thường với những người phụ nữ với tôi không vấn đề gì, nhưng khi nghĩ đến việc phải ‘‘gần gũi’’ họ, tôi cảm thấy buồn nôn!” – Tăng An Toàn chia sẻ.
Trong một lần đi quầy bar năm 2005, Tăng An Toàn lần đầu tiên tiếp xúc với những người có cùng cảnh ngộ như mình. Người đàn ông 41 tuổi này lần đầu tiên cảm nhận được thế nào là ái tình, nhục dục. Đã đi qua một nửa đời người, tình dục với anh là một sự đau khổ. Năm ngoái Tăng An Toàn quyết định ly hôn.
“Tôi muốn kết hôn vì muốn “trói chặt” anh ấy!” – người vợ, Phan Văn Kiệt không ngần ngại chia sẻ với phóng viên. Năm ngoái, khi vào quầy bar dành cho cộng đồng đồng tính ở Thành Đô, họ gặp nhau.
“Lần đầu tiên gặp cô ấy ở quầy bar, thấy có người bên cạnh nên tôi đoán chắc cô ấy đã có bạn. Hai tháng sau gặp lại, chúng tôi đã nói chuyện rất vui, sau đó xin số điện thoại. Tôi đã sớm nhận ra cô ấy đang để ý mình. Những người đồng tính, chỉ qua một ánh mắt là có thể nhận ra.”
Cũng như những cặp tình nhân khác, họ tìm thấy ở nhau những cái mình đang đi tìm. Văn Kiệt nói với phóng viên, “cô” thích người chồng của mình vì “anh ấy bụng bia, tròn, gối rất êm!” trong khi người chồng lại “bồ kết” Văn Kiệt ở điểm “đi nhẹ nói khẽ, dịu dàng dễ nghe”. Sau khi dọn về ở chung, một hôm Văn Kiệt bảo “chồng”: “Chúng mình kết hôn đi anh, mọi việc em đã chuẩn bị xong hết rồi. Em đã thông báo cho mọi người rồi.”
Ngày nào cũng bị bao vây
Trong một lần đi quầy bar năm 2005, Tăng An Toàn lần đầu tiên tiếp xúc với những người có cùng cảnh ngộ như mình. Người đàn ông 41 tuổi này lần đầu tiên cảm nhận được thế nào là ái tình, nhục dục. Đã đi qua một nửa đời người, tình dục với anh là một sự đau khổ. Năm ngoái Tăng An Toàn quyết định ly hôn.
“Tôi muốn kết hôn vì muốn “trói chặt” anh ấy!” – người vợ, Phan Văn Kiệt không ngần ngại chia sẻ với phóng viên. Năm ngoái, khi vào quầy bar dành cho cộng đồng đồng tính ở Thành Đô, họ gặp nhau.
“Lần đầu tiên gặp cô ấy ở quầy bar, thấy có người bên cạnh nên tôi đoán chắc cô ấy đã có bạn. Hai tháng sau gặp lại, chúng tôi đã nói chuyện rất vui, sau đó xin số điện thoại. Tôi đã sớm nhận ra cô ấy đang để ý mình. Những người đồng tính, chỉ qua một ánh mắt là có thể nhận ra.”
Cũng như những cặp tình nhân khác, họ tìm thấy ở nhau những cái mình đang đi tìm. Văn Kiệt nói với phóng viên, “cô” thích người chồng của mình vì “anh ấy bụng bia, tròn, gối rất êm!” trong khi người chồng lại “bồ kết” Văn Kiệt ở điểm “đi nhẹ nói khẽ, dịu dàng dễ nghe”. Sau khi dọn về ở chung, một hôm Văn Kiệt bảo “chồng”: “Chúng mình kết hôn đi anh, mọi việc em đã chuẩn bị xong hết rồi. Em đã thông báo cho mọi người rồi.”
Ngày nào cũng bị bao vây
Mới nghe, Tăng An Toàn giật mình thon thót. Anh chưa chuẩn bị tâm lý cho việc này. Kể từ khi sống chung, ra đường họ vẫn nắm tay nhau nhưng hễ gặp người quen, Toàn lại buông ra vì ngại, Văn Kiệt thì vẫn nắm lấy. Sự đã rồi, cưới thì cưới. “Tôi thấy tình hình trong giới bây giờ phức tạp, không muốn anh ấy tiếp xúc với người khác trong giới, tôi muốn trói chặt anh cho mình.”
Đám cưới diễn ra khi không có mặt của người thân, gia đình hai bên, nhưng bù lại là bạn bè cùng công ty, bạn bè trong giới cũng được 9 mâm. Cũng trao nhẫn, cũng hôn, không khác gì những cặp uyên ương “nếp tẻ” khác. “Anh em trong công ty đều biết. Họ gọi tôi là anh Toàn, Văn Kiệt là chị dâu.” – người chồng cho biết.
Mọi việc trở nên rắc rối hơn khi có mấy vị khách “không mời mà đến”, đó chính là các bác nhà báo, truyền hình. “Tuy nhiên, chúng tôi không trốn tránh. Chúng tôi muốn đàng hoàng bước ra cuộc sống, muốn được xã hội thừa nhận trước hết phải dám đối diện với sự thật, dám bộc lộ mình và sống cho chính mình”. Ngay sau đó, đài truyền hình Thành Đô có dựng một chương trình truyền hình và mời vợ chồng họ làm khách mời chính. Họ đã đến.
Sau chương trình truyền hình này, đi chợ, dạo phố, đi ăn, hầu như lúc nào cũng có một vài phóng viên bám theo hai vợ chồng họ. Thậm chí có bận đứng trước nhà vệ sinh công cộng cũng có người hỏi: “Xin hỏi anh một câu, hai người công khai kết hôn xuất phát từ ý tưởng nào?” Người khác thì nói, vợ chồng họ bày trò, người nhà gọi điện chửi rủa. Đã có lúc hai người ức phát khóc. Nhưng cuộc sống là như vậy. Họ chấp nhận.
Người thân đau lòng, người trong cuộc đau khổ
26 năm chung sống với một người phụ nữ, với Tăng An Toàn quả là một cực hình. Họ cưới nhau được năm ngày đã mỗi người một giường. Biết mình có lỗi với vợ, nhưng Toàn bảo mình không thể làm khác. Khi chia tay, anh không mang theo bất cứ một tài sản nào cho mình.
Với Văn Kiệt, ngay từ khi bước vào lớp 10 Kiệt đã nói thật với cha mẹ rằng mình là ái. Sau trận đòn nhừ tử của người cha, Văn Kiệt gói ghém quần áo bước ra khỏi nhà trong tiếng nấc nghẹn ngào của người mẹ.
Sau hai tháng vật vờ bên ngoài, Kiệt được một người anh họ tìm về. Rất nhiều cô gái xinh đẹp được giới thiệu, nhưng tất cả bọn họ chỉ khiến Kiệt cảm thấy bực bội. Mọi nỗ lực từ phía gia đình không có kết quả. Họ quyết định cho Kiệt nhập ngũ, tình hình cũng không được cải thiện hơn.
Vài ngày trước khi kết hôn, Văn Kiệt gọi điện về nhà nói chuyện với mẹ. Bà bảo rằng, bố mẹ chắc chắn sẽ không đến, “nhưng mẹ sẽ âm thầm dõi theo con”. Từ nhỏ tới lớn, mọi chuyện Kiệt chỉ biết tâm sự với người mẹ, còn người cha, chưa được vài câu là cha con lại to tiếng.
“Dì à, dì hãy coi Kiệt như con gái và gả cho con. Bọn con có cách sống của mình, dì đừng lo. Chúng con không ăn cắp ăn trộm của ai, chúng con sống bằng sức lao động của mình” – đó là những gì người con rể nói với “nhạc mẫu đại nhân” trước ngày cưới, người mẹ chỉ còn biết thở dài: “Thế thì tùy hai đứa, mẹ cũng không theo mãi được”.
Đám cưới diễn ra khi không có mặt của người thân, gia đình hai bên, nhưng bù lại là bạn bè cùng công ty, bạn bè trong giới cũng được 9 mâm. Cũng trao nhẫn, cũng hôn, không khác gì những cặp uyên ương “nếp tẻ” khác. “Anh em trong công ty đều biết. Họ gọi tôi là anh Toàn, Văn Kiệt là chị dâu.” – người chồng cho biết.
Mọi việc trở nên rắc rối hơn khi có mấy vị khách “không mời mà đến”, đó chính là các bác nhà báo, truyền hình. “Tuy nhiên, chúng tôi không trốn tránh. Chúng tôi muốn đàng hoàng bước ra cuộc sống, muốn được xã hội thừa nhận trước hết phải dám đối diện với sự thật, dám bộc lộ mình và sống cho chính mình”. Ngay sau đó, đài truyền hình Thành Đô có dựng một chương trình truyền hình và mời vợ chồng họ làm khách mời chính. Họ đã đến.
Sau chương trình truyền hình này, đi chợ, dạo phố, đi ăn, hầu như lúc nào cũng có một vài phóng viên bám theo hai vợ chồng họ. Thậm chí có bận đứng trước nhà vệ sinh công cộng cũng có người hỏi: “Xin hỏi anh một câu, hai người công khai kết hôn xuất phát từ ý tưởng nào?” Người khác thì nói, vợ chồng họ bày trò, người nhà gọi điện chửi rủa. Đã có lúc hai người ức phát khóc. Nhưng cuộc sống là như vậy. Họ chấp nhận.
Người thân đau lòng, người trong cuộc đau khổ
26 năm chung sống với một người phụ nữ, với Tăng An Toàn quả là một cực hình. Họ cưới nhau được năm ngày đã mỗi người một giường. Biết mình có lỗi với vợ, nhưng Toàn bảo mình không thể làm khác. Khi chia tay, anh không mang theo bất cứ một tài sản nào cho mình.
Với Văn Kiệt, ngay từ khi bước vào lớp 10 Kiệt đã nói thật với cha mẹ rằng mình là ái. Sau trận đòn nhừ tử của người cha, Văn Kiệt gói ghém quần áo bước ra khỏi nhà trong tiếng nấc nghẹn ngào của người mẹ.
Sau hai tháng vật vờ bên ngoài, Kiệt được một người anh họ tìm về. Rất nhiều cô gái xinh đẹp được giới thiệu, nhưng tất cả bọn họ chỉ khiến Kiệt cảm thấy bực bội. Mọi nỗ lực từ phía gia đình không có kết quả. Họ quyết định cho Kiệt nhập ngũ, tình hình cũng không được cải thiện hơn.
Vài ngày trước khi kết hôn, Văn Kiệt gọi điện về nhà nói chuyện với mẹ. Bà bảo rằng, bố mẹ chắc chắn sẽ không đến, “nhưng mẹ sẽ âm thầm dõi theo con”. Từ nhỏ tới lớn, mọi chuyện Kiệt chỉ biết tâm sự với người mẹ, còn người cha, chưa được vài câu là cha con lại to tiếng.
“Dì à, dì hãy coi Kiệt như con gái và gả cho con. Bọn con có cách sống của mình, dì đừng lo. Chúng con không ăn cắp ăn trộm của ai, chúng con sống bằng sức lao động của mình” – đó là những gì người con rể nói với “nhạc mẫu đại nhân” trước ngày cưới, người mẹ chỉ còn biết thở dài: “Thế thì tùy hai đứa, mẹ cũng không theo mãi được”.
Mọi người trong nhà “chú rể” đều phản đối ra mặt, trừ người em trai thứ 3. Một cuộc họp gia đình đã được tổ chức, các ông bác ông chú, bà cô bà gì đều chì chiết: “Không biết mày ăn phải bùa mê thuốc lú gì hả Toàn? Hai thằng đực rựa đòi lấy nhau”. Tuy nhiên, đó không phải là điều anh lo lắng, anh sợ phải đối mặt với nỗi thất vọng của đứa con gái.
“Ba, dù thế nào ba vẫn là ba của con. Nhưng đám cưới của ba, con sẽ không đến. Từ lâu con đã biết ba là người thế nào chỉ cần qua cách ăn mặc, giao tiếp. Ba hãy sống theo những gì mình cho là đúng. Con sẽ vẫn ở bên ba”. – Trước ngày cưới, người con gái nhắn tin cho cha mình.
Ước mơ có giấy đăng ký kết hôn
Mặc dù đã thành vợ thành chồng, nhưng cặp vợ chồng đặc biệt số 1 của Trung Quốc này vẫn mơ ước, họ mơ ước được xã hội thừa nhận, có được tờ giấy chứng nhận đăng ký kết hôn như biết bao cặp vợ chồng khác. “Nói dại, lúc một trong hai đứa phải vào viện mổ, không có tờ giấy ấy ai người ta cho ký xác nhận?” – người chồng bộc bạch.
“Bây giờ, trong giới những trường hợp 419 đồng tính (for one night – tình một đêm) rất phổ biến. Những đôi duy trì quan hệ được 2 năm đã hiếm lắm rồi. Tôi không muốn để mất anh ấy. Có tờ giấy ấy cũng là một ràng buộc.”
Văn Kiệt cho biết thêm, ngay thời học phổ thông đã có một số bạn trai thường xuyên đưa đón, shopping, nhưng Kiệt chỉ có duy nhất một người bạn trai thực sự, mối quan hệ ấy kéo dài khoảng 4 năm.
Hiện tại, hai vợ chồng đang cố tích lũy kinh tế. Họ dự định sẽ qua Thái Lan làm đăng ký kết hôn bên đó. Trong tương lai, có thể họ sẽ nhận một đứa con nuôi, một đứa con cũng là ái như họ!
Bình Nguyên (Theo Thành Đô buổi chiều)
“Ba, dù thế nào ba vẫn là ba của con. Nhưng đám cưới của ba, con sẽ không đến. Từ lâu con đã biết ba là người thế nào chỉ cần qua cách ăn mặc, giao tiếp. Ba hãy sống theo những gì mình cho là đúng. Con sẽ vẫn ở bên ba”. – Trước ngày cưới, người con gái nhắn tin cho cha mình.
Ước mơ có giấy đăng ký kết hôn
Mặc dù đã thành vợ thành chồng, nhưng cặp vợ chồng đặc biệt số 1 của Trung Quốc này vẫn mơ ước, họ mơ ước được xã hội thừa nhận, có được tờ giấy chứng nhận đăng ký kết hôn như biết bao cặp vợ chồng khác. “Nói dại, lúc một trong hai đứa phải vào viện mổ, không có tờ giấy ấy ai người ta cho ký xác nhận?” – người chồng bộc bạch.
“Bây giờ, trong giới những trường hợp 419 đồng tính (for one night – tình một đêm) rất phổ biến. Những đôi duy trì quan hệ được 2 năm đã hiếm lắm rồi. Tôi không muốn để mất anh ấy. Có tờ giấy ấy cũng là một ràng buộc.”
Văn Kiệt cho biết thêm, ngay thời học phổ thông đã có một số bạn trai thường xuyên đưa đón, shopping, nhưng Kiệt chỉ có duy nhất một người bạn trai thực sự, mối quan hệ ấy kéo dài khoảng 4 năm.
Hiện tại, hai vợ chồng đang cố tích lũy kinh tế. Họ dự định sẽ qua Thái Lan làm đăng ký kết hôn bên đó. Trong tương lai, có thể họ sẽ nhận một đứa con nuôi, một đứa con cũng là ái như họ!
Bình Nguyên (Theo Thành Đô buổi chiều)
0 comments:
Post a Comment